Kênh tuyển sinh giáo dục Việt Nam

Tuyển sinh Đại học Luật – Đại học Thành Đông

Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành học thú vị này.

▶️ Tìm hiểu về ngành Luật

  • Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
  • Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
  • Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân… 

▶️ Cơ hội việc làm của ngành Luật

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật:

✔️ Thẩm phán:

Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan nhà nước cưỡng chế thi hành.

✔️ Kiểm soát viên:

Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.

✔️ Luật sư: 

Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. 

✔️ Công chứng viên:

Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…

✔️ Chấp hành viên:

Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

✔️ Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:

  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.

 

▶️ Mức lương của ngành Luật

Các mức lương của những người làm việc trong ngành Luật có thể chia ra như sau:

  • Luật sư được hưởng mức lương do văn phòng luật sư trả tùy vào việc đóng góp của luật sư. Nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
  • Kiểm sát viên có mức lương như đối với công chức hành chính, sự nghiệp, chia làm 3 loại:
    • Kiểm sát viên sơ cấp: lương khởi điểm: hệ số 2,34 x 650.000 + phụ cấp 30%
    • Kiểm sát viên trung cấp: lương khởi điểm: hệ số 4,4 x 650.000 + 25% phục cấp
    • Kiểm sát viên cao cấp: lương khởi điểm: hệ số nhân lương tối thiểu và phụ cấp 20%.
  • Mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư, hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân:
    • Mới ra trường: 4 – 6 triệu đồng/ tháng
    • Trên 3 năm kinh nghiệm: Lương trên 10 triệu đồng/ tháng
    • Trên 5 năm kinh nghiệm: Lương trên 15 triệu đồng/ tháng

▶️ Những tố chất phù hợp với ngành Luật

Để thành công trong ngành Luật, bạn cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
  • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
  • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
  • Phải có khả năng diễn đạt tốt;
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.

Với những thông tin bài viết giới thiệu chắc hẳn đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Luật. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành phù hợp thì nên chọn ngành Luật để thử sức.

 

▶️ CHƯƠNG TRÌNH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LUẬT – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
Học Đại Học Tại Nhà Chỉ Từ 2 Năm Nhận Ngay Bằng Cử Nhân Có Giá Trị Tương Đương Hệ Chính Quy.

▶️ TUYỂN SINH HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA NGÀNH LUẬT – HỌC ONLINE 100%

✔️ Bằng cử nhân KHÔNG ghi HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, có giá trị hoàn toàn giống bằng chính quy
✔️ Cơ hội NGHỀ NGHIỆP rộng mở
✔️ TỐI ƯU chi phí học tập
✔️ XÉT TUYỂN đầu vào – KHÔNG cần thi
✔️ MIỄN GIẢM các học phần đã học
✔️ Thời gian đào tạo và nhận bằng chỉ từ 2 năm

————————————————-
Ngành Đại Học Luật, Luật Kinh Tế – của Trường ĐH Thành Đông là chương trình đào tạo trình độ ĐH Ngành Luật cho các cán bộ xã, phường, thị trấn đến cấp Quận, huyện. Cán bộ đang làm việc tại các sở, ban, ngành của các địa phương. Với ưu điểm là học cuối tuần, học trực tuyến chỉ xét hồ sơ, không tổ chức thi đầu vào. Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho từng đối tượng cán bộ.
————————————————-
▶️ Trường Đại học Thành Đông thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo cử nhân Luật học
✔️ ĐỐI TƯỢNG: Tốt nghiệp THPT, CĐ, ĐH, TC
✔️ Nhận BẰNG ĐỎ cử nhân được Bộ GD & ĐT công nhận.
✔️ Học Đại học Không cần phải đến lớp, học mọi lúc mọi nơi
✔️ Chỉ xét tuyển hồ sơ đầu vào. Phù hợp với người đi làm.
✔️ Chủ động thời gian học tập, tiết kiệm chi phí đi lại đến trường.
✔️ Được học tiếp lên Cao học, xét bậc lương theo quy định nhà nước.

▶️ Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển – không phải thi đầu vào hệ Đại học Luật học

– THỜI GIAN HỌC: Học thứ 7, chủ nhật hoặc buổi tối theo hình thức online hoàn toàn hoặc học online kết hợp tập trung

– CẤP BẰNG: Đại học (trên bằng không ghi hình thức đào tạo)

👉 Tại sao bạn nên đi học?
✔️ Cần bằng cấp để xét duyệt tăng lương, thăng chức
✔️ Cần thời gian học linh hoạt ngoài giờ hành chính
✔️ Cần thoải mái lựa chọn nơi học
✔️ Chi phí hợp lý

Hồ sơ xét tuyển:

1. Sơ yếu lý lịch, bản sao giấy khai sinh và CMND
2. Học bạ, Bằng hoặc chứng nhận tốt nghiệp trung học, hoặc bằng trung cấp, cao đẳng, đại học ngành khác (photo công chứng)
3. Bản sao Bảng điểm, Bằng tốt nghiệp chuyên ngành khác (nếu có)
4. Ảnh (4 x6)

👉 Sở hữu bằng Đại học dễ dàng với ưu điểm:
✔️ Chỉ xét tuyển, không thi tuyển, thủ tục nhanh chóng.
✔️ Chủ động thời gian, địa điểm học – Học online 100%.
✔️ Tiết kiệm thời gian, chi phí.
✔️ Chương trình đào tạo mang tính ứng dụng thực tiễn cao.
✔️ Bằng đại học KHÔNG ghi hình thức đào tạo.
✔️ Bằng cử nhân Đại học chuẩn Bộ GD&ĐT, có giá trị vĩnh viễn.

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ VÀ TƯ VẤN NHẬP HỌC

HÀ NỘI: Số 36 đường Cầu Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
HẢI DƯƠNG: Số 3 Vũ Công Đán, P. Tứ Minh, TP Hải Dương
TP. HCM: 4A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh